HACKER BỊ ĐẶC VỤ MỸ DỤ RA NƯỚC
NGOÀI RỒI TIẾN HÀNH BẮT GIỮ
Vào năm 2013, nhiều các trang mạng cả trong nước và thế giới đều đồng loạt đăng tải thông tin về Ngô Minh Hiếu – một hacker trẻ tuổi Việt Nam bị bắt giữ bởi các đặc vụ Hoa Kỳ. Theo cáo buộc từ phía Hoa Kỳ, Ngô Minh Hiếu bị bắt giữ vì liên quan đến vụ việc bán thông tin cá nhân của hàng trăm nghìn người tại Mỹ thông qua các website do hacker trẻ này điều hành.
Cơ quan chức trách của Mỹ cho biết trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, Ngô Minh Hiếu và một số người khác đã ăn cắp và buôn bán thông tin cá nhân của khoảng 500.000 người Mỹ gồm các thông tin về tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, địa chỉ và số điện thoại. Ngô Minh Hiếu bị buộc 15 tội danh, với tổng mức hình phạt có thể lên tới trên dưới 40 năm tù.
Bảo cáo buộc từ phía cơ quan hành pháp Mỹ cũng cho rằng, Ngô Minh Hiếu đã điều hành một số website và các diễn đàn mua bán thông tin cá nhân như Superget.info và Findget.me. Trong quá trình điều khiển hoạt động của các website này, Hiếu cùng các đồng sự đã tạo ra nhiều tài khoản trên các dịch vụ tiền ảo và sử dụng những tài khoản này để nhận tiền từ hoạt động bán dữ liệu thẻ tín dụng cũng như các thông tin cá nhân khác.
Trong bản cáo trạng, Hiếu và đồng bọn thường bán những gói thông tin rất lớn. Như ngày 18/11/2011, nhóm này chào một gói 4.000 thẻ tín dụng với giá 4.600 USD và 500 USD tiền phí server. Ngày 26/11/2011 chào gói 5.000 USD cho 22.000 thẻ tín dụng và 10.000 USD cho 50.000 thẻ tín dụng.
Trước tính tinh vi của sự việc, để có thể bắt được Hiếu, các đặc vụ Mỹ đã tiến hành dụ Hiếu ra khỏi Việt Nam bằng một đề nghị làm ăn. Khi Hiếu tới Guam, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương thì bị bắt.
Theo như tìm hiểu, Ngô Minh Hiếu sinh năm 1989 ở Gia Lai, từng là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Unitec ở Auckland (New Zealand) vào các năm 2008-2009. Trong quá trình học, Hiếu từng bị cáo buộc liên quan tới một vụ lừa đảo tín dụng bằng tài khoản TradeMe (một trang đấu giá trên mạng theo kiểu eBay). Sau khi về Việt Nam và bị bác đơn xin visa sang lại New Zealand, Hiếu đã hack trang web của trường khiến trang web này bị ngưng hoạt động trong hai ngày hồi tháng 7/2009.
HACKER ĐẦU TIÊN "MANG CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI"
Ngày 19/5/2004, Nguyễn Văn Phi Hùng chính thức ra hầu tòa tại Singapore và được biết đến như người đầu tiên "mang chuông đi đánh xứ người" cho giới hacker Việt Nam. Hùng thực hiện hành vi của mình bằng một game trực tuyến có cài sẵn chương trình trojan chứa phần mềm ẩn ghi lại phím gõ. Với cách làm này, Phi Hùng đã nắm được thông tin cá nhân của bạn học và sử dụng nó để lấy cắp 638 USD từ tài khoản ngân hàng của họ. Kết quả là Nguyễn Văn Phi Hùng bị tuyên án 20 tháng tù giam, dù rằng khung hình phạt này đã nhẹ hơn rất nhiều so với mức án được đề xuất.
NHÓM HACKER TRẺ TUỔI VÀ VỤ TRỘM 100.000 THẺ TÍN DỤNG Ở ANH
Năm 2010, nhiều người đã cảm thấy bất ngờ khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công An cho biết vừa phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh khám phá thành công vụ hacker Việt Nam đột nhập lấy cắp thông tin của khoảng 100.000 thẻ tín dụng ở Anh.
Sau quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã tiến hành bắt giữ 4 đối tượng bao gồm Lê Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Đình Nghi (sống tại Hà Nội và TP.HCM). 4 đối tượng này được xác định là những kẻ cầm đầu các vụ đột nhập và ăn cắp dữ liệu. Đây đều là các đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ và vô cùng tài năng về lĩnh vực an ninh mạng.
Theo những gì các đối tượng này khai nhận tại cơ quan điều tra, bằng những thủ thuật về công nghệ, nhóm hacker trẻ tuổi này đã tiến hành xâm nhập vào hệ thống của các ngân hàng tại Anh. Sau đó “biến” tài khoản tín dụng của người khác thành của mình và lấy cắp tiền trong tài khoản.
Để tránh bị chủ tài khoản phát hiện, họ chuyển tiền thành nhiều lần với giá trị không lớn. Bên cạnh đó để đối phó với cơ quan chức năng trong nước, họ không trực tiếp đứng ra nhận tiền mà thuê người khác dùng CMND của mình để làm thủ tục rút tiền tại các ngân hàng. Ngoài tiền mặt, họ còn mua sắm nhiều tài sản có giá trị như máy tính xách tay, các loại vật dụng đắt tiền rồi gửi qua đường bưu điện.
Trước đó, thông tin từ cơ quan Cảnh sát Vương quốc Anh cho biết, các đối tượng đã xâm nhập vào hệ thống mạng của một công ty tại Anh và lấy cắp thông tin của 100.000 thẻ tín dụng trị giá 6 triệu bảng Anh. Dấu vết để lại cho thấy vụ việc có liên quan đến hacker VN.
HACKER LỚP KỸ SƯ TÀI NĂNG ĐH BÁCH KHOA VÀ PHI VỤ 300 TỶ ĐỒNG
Trong các vụ án làm chấn động giới hacker Việt Nam, gần đây nhất là vụ việc liên quan đến một sinh viên thuộc lớp kỹ sư tài năng hồi đầu năm 2014. Nhân vật chính của câu chuyện là Nguyễn Văn Hòa, sinh viên lớp kỹ sư tài năng (Đại học Bách khoa TP.HCM). Hòa bị bắt vì những cáo buộc liên quan tới việc đột nhập vào các tài khoản nước ngoài để trộm cắp thông tin về thẻ tín dụng.
Theo lời kể của những người quen biết Hòa, chàng trai này học rất giỏi, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ thông tin. Hòa có thể ngồi lỳ hàng giờ bên chiếc máy vi tính để gõ những dòng lệnh.
Con đường phạm tội của Hòa bắt đầu từ việc gia nhập “Thế giới ngầm - UnderGround”, một diễn đàn kín dành cho giới hacker. Bị lôi kéo bởi các thành viên trong đó, Hòa bắt đầu làm quen với việc lấy cắp thông tin từ thẻ tín dụng của những tài khoản nước ngoài rồi bán đi để kiếm tiền. Khi bị bắt giữ, trong tài khoản đứng tên Nguyễn Văn Hòa là hơn 7 tỷ đồng. Đây là số tiền mà các đối tượng khác nhau trả cho chàng trai trẻ này để đổi lấy những thông tin về các tài khoản.
Với con số hơn 300.000 tài khoản tín dụng mà Hòa đã đánh cắp thành công, nếu những người mua lại chúng sử dụng các tài khoản đó để mua hàng trực tuyến với số tiền chỉ 1 triệu đồng trên mỗi tài khoản, con số mà họ nhận lại đã lên tới 300 tỷ đồng.
Có một điều đáng lưu ý là, toàn bộ số tiền Hòa nhận được trước đó từ các vụ mua bán đã được chuyển về cho bố để mua đất ở Bình Dương và TP.HCM. Khi bị bắt giữ, Hòa không hề có biểu hiện của một kẻ chơi bời, thậm chí nơi ăn trốn ở của em tại TP.HCM còn vô cùng nhếch nhác.
PK CEN VÀ CÂU CHUYỆN TÀI NĂNG LỤI TÀN
Là một hacker mũ trắng với khả năng xuất sắc, nhưng PK Cen lại vướng vào vòng lao lý khi hack Ngân hàng Australia. Và tất nhiên, một khi đã vào ngân hàng thì không thể là con số vài trăm đô vặt vãnh. Số tiền mà PK Cen đã hack là 60.000 đô la Australia, tương đương với gần 700 triệu VND thời điểm năm 2004. Chi tiết phiên tòa ngày 25/11/2004 đến nay vẫn không được tiết lộ.
NHÓM HACKER TRẺ TUỔI NGƯỜI VIỆT TẤN CÔNG WEBCHAT CỦA ANONYMOUS
Ngày 18/11, các trang webchat chính thức của nhóm hacker Anonymous bị tấn công và không thể truy cập. Theo công bố của Anonymous, thủ phạm là 5 hacker trẻ tuổi người Việt.
Cụ thể, 17h ngày 18/11, trang Twitter chính thức của Anonymous trong chiến dịch chống IS cho biết, các trang webchat của họ đang bị tấn công và không thể truy cập. Sau khi tìm kiếm, thành viên Anonymous thông báo: Nhóm tấn công gồm 5 người Việt Nam với các biệt danh New Kings, TAK3R, PT2K2, EZSKEY, NoLifeVN.
Anonymous đã công bố tên thật tài khoản Facebook, Email, trang YouTube và mô tả chi tiết từng thành viên cũng như các hoạt động online của 5 hacker Việt Nam. Đây là nhóm thanh, thiếu niên từ 15-20 tuổi, với kỹ năng tin học không cao và thông tin dễ lần ra. Nhóm 5 người này đã tấn công trang Anonymous với logo của IS cùng những lời lẽ khiêu khích, hăm dọa.
Trước đó, hôm 16/11, cũng đã có một tài khoản Facebook do người Việt lập giả mạo thành viên IS với tên gọi Timur Zhunusov. Theo các cơ quan chức năng, việc lập tài khoản Facebook ăn theo các sự kiện, nhân vật, chủ nhân của các tài khoản này có thể thu hút được số lượng lớn lượt "thích" hoặc "theo dõi". Tuy nhiên, việc giả mạo tài khoản Facebook, giả mạo tôn giáo, chính trị, xúc phạm tín ngưỡng, văn hoá... sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Trước những diễn biến trên, trong công điện mới đây, Bộ Công an yêu cầu quản lý chặt các thuê bao di động; tập trung xác minh làm rõ, xử lý nghiêm kẻ lợi dụng Internet, mạng xã hội đưa tin, bài bình luận, kích động tư tưởng Hồi giáo cực đoan, xúc phạm đạo Hồi, khiêu khích hành động khủng bố, bạo lực cực đoan.
HACKER VIỆT NAM THỂ HIỆN MÌNH TRƯỚC TRUNG QUỐC
Trên các group hacker của Việt Nam các thành viên đã đăng tải các chiến tích về việc hack thành công các website của Trung Quốc. Một thành viên của Group đã hack thành công một lúc 208 website của Trung Quốc.
Trong đó bao gồm cả các website của chính phủ và các cơ quan giáo dục Trung Quốc (Gov.cN & Edu.cN)
Quản trị của nhóm hacker Việt nam tham gia chiến dịch tấn công Trung Quốc cũng nêu rõ rằng group sẽ đóng ngay khi Trung Quốc trả lại chủ quyền Biển Đông cho Việt Nam. “VN Hacked chính thức thành lập và khi China chịu trả chủ quyền biên Đong cho nước ta thì TEAM sẽ giải tán !“.
HACKER NGUYỄN QUỐC VIỆT BỊ BUỘC TỘI RỬA TIỀN CÙNG HACKER CANADA
Theo đó, Nguyễn Quốc Việt (28 tuổi) và Vũ Hoàng Giang (25 tuổi) bị buộc tội đã tấn công vào 8 nhà cung cấp dịch vụ email tại Mỹ để lấy cắp các địa chỉ email. Ngoài ra, David-Manuel Santos Da Silva (người Canada, 33 tuổi), bị buộc tội thực hiện các hành vi rửa tiền.
Từ tháng 2.2009 - 6.2012, nhóm này sau khi đánh cắp các địa chỉ email đã gửi email spam, email marketing đến hàng chục triệu người dùng và thu về số tiền hàng triệu USD. Da Silva là người đồng sở hữu một công ty có tên 21 Celsius Inc, thừa nhận đã thực hiện các giàn xếp với Nguyễn Quốc Việt và Vũ Hoàng Giang để kiếm tiền và rửa tiền.
Theo công bố của Bộ Tư pháp Mỹ: "Vũ Hoàng Giang bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ tại Deventer (Hà Lan) vào năm 2012 và đã trao trả cho Mỹ vào tháng 3.2014. Vào ngày 2.5.2015 vừa qua, Vũ Hoàng Giang đã nhận tội tham gia vào âm mưu lừa đảo máy tính. Vũ Hoàng Giang dự kiến sẽ bị kết án vào ngày 21.4.2015 tới”.
NGOÀI RỒI TIẾN HÀNH BẮT GIỮ
Vào năm 2013, nhiều các trang mạng cả trong nước và thế giới đều đồng loạt đăng tải thông tin về Ngô Minh Hiếu – một hacker trẻ tuổi Việt Nam bị bắt giữ bởi các đặc vụ Hoa Kỳ. Theo cáo buộc từ phía Hoa Kỳ, Ngô Minh Hiếu bị bắt giữ vì liên quan đến vụ việc bán thông tin cá nhân của hàng trăm nghìn người tại Mỹ thông qua các website do hacker trẻ này điều hành.
Cơ quan chức trách của Mỹ cho biết trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, Ngô Minh Hiếu và một số người khác đã ăn cắp và buôn bán thông tin cá nhân của khoảng 500.000 người Mỹ gồm các thông tin về tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, địa chỉ và số điện thoại. Ngô Minh Hiếu bị buộc 15 tội danh, với tổng mức hình phạt có thể lên tới trên dưới 40 năm tù.
Bảo cáo buộc từ phía cơ quan hành pháp Mỹ cũng cho rằng, Ngô Minh Hiếu đã điều hành một số website và các diễn đàn mua bán thông tin cá nhân như Superget.info và Findget.me. Trong quá trình điều khiển hoạt động của các website này, Hiếu cùng các đồng sự đã tạo ra nhiều tài khoản trên các dịch vụ tiền ảo và sử dụng những tài khoản này để nhận tiền từ hoạt động bán dữ liệu thẻ tín dụng cũng như các thông tin cá nhân khác.
Trong bản cáo trạng, Hiếu và đồng bọn thường bán những gói thông tin rất lớn. Như ngày 18/11/2011, nhóm này chào một gói 4.000 thẻ tín dụng với giá 4.600 USD và 500 USD tiền phí server. Ngày 26/11/2011 chào gói 5.000 USD cho 22.000 thẻ tín dụng và 10.000 USD cho 50.000 thẻ tín dụng.
Trước tính tinh vi của sự việc, để có thể bắt được Hiếu, các đặc vụ Mỹ đã tiến hành dụ Hiếu ra khỏi Việt Nam bằng một đề nghị làm ăn. Khi Hiếu tới Guam, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương thì bị bắt.
Theo như tìm hiểu, Ngô Minh Hiếu sinh năm 1989 ở Gia Lai, từng là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Unitec ở Auckland (New Zealand) vào các năm 2008-2009. Trong quá trình học, Hiếu từng bị cáo buộc liên quan tới một vụ lừa đảo tín dụng bằng tài khoản TradeMe (một trang đấu giá trên mạng theo kiểu eBay). Sau khi về Việt Nam và bị bác đơn xin visa sang lại New Zealand, Hiếu đã hack trang web của trường khiến trang web này bị ngưng hoạt động trong hai ngày hồi tháng 7/2009.
HACKER ĐẦU TIÊN "MANG CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI"
Ngày 19/5/2004, Nguyễn Văn Phi Hùng chính thức ra hầu tòa tại Singapore và được biết đến như người đầu tiên "mang chuông đi đánh xứ người" cho giới hacker Việt Nam. Hùng thực hiện hành vi của mình bằng một game trực tuyến có cài sẵn chương trình trojan chứa phần mềm ẩn ghi lại phím gõ. Với cách làm này, Phi Hùng đã nắm được thông tin cá nhân của bạn học và sử dụng nó để lấy cắp 638 USD từ tài khoản ngân hàng của họ. Kết quả là Nguyễn Văn Phi Hùng bị tuyên án 20 tháng tù giam, dù rằng khung hình phạt này đã nhẹ hơn rất nhiều so với mức án được đề xuất.
NHÓM HACKER TRẺ TUỔI VÀ VỤ TRỘM 100.000 THẺ TÍN DỤNG Ở ANH
Năm 2010, nhiều người đã cảm thấy bất ngờ khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công An cho biết vừa phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh khám phá thành công vụ hacker Việt Nam đột nhập lấy cắp thông tin của khoảng 100.000 thẻ tín dụng ở Anh.
Sau quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã tiến hành bắt giữ 4 đối tượng bao gồm Lê Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Đình Nghi (sống tại Hà Nội và TP.HCM). 4 đối tượng này được xác định là những kẻ cầm đầu các vụ đột nhập và ăn cắp dữ liệu. Đây đều là các đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ và vô cùng tài năng về lĩnh vực an ninh mạng.
Theo những gì các đối tượng này khai nhận tại cơ quan điều tra, bằng những thủ thuật về công nghệ, nhóm hacker trẻ tuổi này đã tiến hành xâm nhập vào hệ thống của các ngân hàng tại Anh. Sau đó “biến” tài khoản tín dụng của người khác thành của mình và lấy cắp tiền trong tài khoản.
Để tránh bị chủ tài khoản phát hiện, họ chuyển tiền thành nhiều lần với giá trị không lớn. Bên cạnh đó để đối phó với cơ quan chức năng trong nước, họ không trực tiếp đứng ra nhận tiền mà thuê người khác dùng CMND của mình để làm thủ tục rút tiền tại các ngân hàng. Ngoài tiền mặt, họ còn mua sắm nhiều tài sản có giá trị như máy tính xách tay, các loại vật dụng đắt tiền rồi gửi qua đường bưu điện.
Trước đó, thông tin từ cơ quan Cảnh sát Vương quốc Anh cho biết, các đối tượng đã xâm nhập vào hệ thống mạng của một công ty tại Anh và lấy cắp thông tin của 100.000 thẻ tín dụng trị giá 6 triệu bảng Anh. Dấu vết để lại cho thấy vụ việc có liên quan đến hacker VN.
HACKER LỚP KỸ SƯ TÀI NĂNG ĐH BÁCH KHOA VÀ PHI VỤ 300 TỶ ĐỒNG
Trong các vụ án làm chấn động giới hacker Việt Nam, gần đây nhất là vụ việc liên quan đến một sinh viên thuộc lớp kỹ sư tài năng hồi đầu năm 2014. Nhân vật chính của câu chuyện là Nguyễn Văn Hòa, sinh viên lớp kỹ sư tài năng (Đại học Bách khoa TP.HCM). Hòa bị bắt vì những cáo buộc liên quan tới việc đột nhập vào các tài khoản nước ngoài để trộm cắp thông tin về thẻ tín dụng.
Theo lời kể của những người quen biết Hòa, chàng trai này học rất giỏi, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ thông tin. Hòa có thể ngồi lỳ hàng giờ bên chiếc máy vi tính để gõ những dòng lệnh.
Con đường phạm tội của Hòa bắt đầu từ việc gia nhập “Thế giới ngầm - UnderGround”, một diễn đàn kín dành cho giới hacker. Bị lôi kéo bởi các thành viên trong đó, Hòa bắt đầu làm quen với việc lấy cắp thông tin từ thẻ tín dụng của những tài khoản nước ngoài rồi bán đi để kiếm tiền. Khi bị bắt giữ, trong tài khoản đứng tên Nguyễn Văn Hòa là hơn 7 tỷ đồng. Đây là số tiền mà các đối tượng khác nhau trả cho chàng trai trẻ này để đổi lấy những thông tin về các tài khoản.
Với con số hơn 300.000 tài khoản tín dụng mà Hòa đã đánh cắp thành công, nếu những người mua lại chúng sử dụng các tài khoản đó để mua hàng trực tuyến với số tiền chỉ 1 triệu đồng trên mỗi tài khoản, con số mà họ nhận lại đã lên tới 300 tỷ đồng.
Có một điều đáng lưu ý là, toàn bộ số tiền Hòa nhận được trước đó từ các vụ mua bán đã được chuyển về cho bố để mua đất ở Bình Dương và TP.HCM. Khi bị bắt giữ, Hòa không hề có biểu hiện của một kẻ chơi bời, thậm chí nơi ăn trốn ở của em tại TP.HCM còn vô cùng nhếch nhác.
PK CEN VÀ CÂU CHUYỆN TÀI NĂNG LỤI TÀN
Là một hacker mũ trắng với khả năng xuất sắc, nhưng PK Cen lại vướng vào vòng lao lý khi hack Ngân hàng Australia. Và tất nhiên, một khi đã vào ngân hàng thì không thể là con số vài trăm đô vặt vãnh. Số tiền mà PK Cen đã hack là 60.000 đô la Australia, tương đương với gần 700 triệu VND thời điểm năm 2004. Chi tiết phiên tòa ngày 25/11/2004 đến nay vẫn không được tiết lộ.
NHÓM HACKER TRẺ TUỔI NGƯỜI VIỆT TẤN CÔNG WEBCHAT CỦA ANONYMOUS
Ngày 18/11, các trang webchat chính thức của nhóm hacker Anonymous bị tấn công và không thể truy cập. Theo công bố của Anonymous, thủ phạm là 5 hacker trẻ tuổi người Việt.
Cụ thể, 17h ngày 18/11, trang Twitter chính thức của Anonymous trong chiến dịch chống IS cho biết, các trang webchat của họ đang bị tấn công và không thể truy cập. Sau khi tìm kiếm, thành viên Anonymous thông báo: Nhóm tấn công gồm 5 người Việt Nam với các biệt danh New Kings, TAK3R, PT2K2, EZSKEY, NoLifeVN.
Anonymous đã công bố tên thật tài khoản Facebook, Email, trang YouTube và mô tả chi tiết từng thành viên cũng như các hoạt động online của 5 hacker Việt Nam. Đây là nhóm thanh, thiếu niên từ 15-20 tuổi, với kỹ năng tin học không cao và thông tin dễ lần ra. Nhóm 5 người này đã tấn công trang Anonymous với logo của IS cùng những lời lẽ khiêu khích, hăm dọa.
Trước đó, hôm 16/11, cũng đã có một tài khoản Facebook do người Việt lập giả mạo thành viên IS với tên gọi Timur Zhunusov. Theo các cơ quan chức năng, việc lập tài khoản Facebook ăn theo các sự kiện, nhân vật, chủ nhân của các tài khoản này có thể thu hút được số lượng lớn lượt "thích" hoặc "theo dõi". Tuy nhiên, việc giả mạo tài khoản Facebook, giả mạo tôn giáo, chính trị, xúc phạm tín ngưỡng, văn hoá... sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Trước những diễn biến trên, trong công điện mới đây, Bộ Công an yêu cầu quản lý chặt các thuê bao di động; tập trung xác minh làm rõ, xử lý nghiêm kẻ lợi dụng Internet, mạng xã hội đưa tin, bài bình luận, kích động tư tưởng Hồi giáo cực đoan, xúc phạm đạo Hồi, khiêu khích hành động khủng bố, bạo lực cực đoan.
HACKER VIỆT NAM THỂ HIỆN MÌNH TRƯỚC TRUNG QUỐC
Trên các group hacker của Việt Nam các thành viên đã đăng tải các chiến tích về việc hack thành công các website của Trung Quốc. Một thành viên của Group đã hack thành công một lúc 208 website của Trung Quốc.
Trong đó bao gồm cả các website của chính phủ và các cơ quan giáo dục Trung Quốc (Gov.cN & Edu.cN)
Quản trị của nhóm hacker Việt nam tham gia chiến dịch tấn công Trung Quốc cũng nêu rõ rằng group sẽ đóng ngay khi Trung Quốc trả lại chủ quyền Biển Đông cho Việt Nam. “VN Hacked chính thức thành lập và khi China chịu trả chủ quyền biên Đong cho nước ta thì TEAM sẽ giải tán !“.
HACKER NGUYỄN QUỐC VIỆT BỊ BUỘC TỘI RỬA TIỀN CÙNG HACKER CANADA
Theo đó, Nguyễn Quốc Việt (28 tuổi) và Vũ Hoàng Giang (25 tuổi) bị buộc tội đã tấn công vào 8 nhà cung cấp dịch vụ email tại Mỹ để lấy cắp các địa chỉ email. Ngoài ra, David-Manuel Santos Da Silva (người Canada, 33 tuổi), bị buộc tội thực hiện các hành vi rửa tiền.
Từ tháng 2.2009 - 6.2012, nhóm này sau khi đánh cắp các địa chỉ email đã gửi email spam, email marketing đến hàng chục triệu người dùng và thu về số tiền hàng triệu USD. Da Silva là người đồng sở hữu một công ty có tên 21 Celsius Inc, thừa nhận đã thực hiện các giàn xếp với Nguyễn Quốc Việt và Vũ Hoàng Giang để kiếm tiền và rửa tiền.
Theo công bố của Bộ Tư pháp Mỹ: "Vũ Hoàng Giang bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ tại Deventer (Hà Lan) vào năm 2012 và đã trao trả cho Mỹ vào tháng 3.2014. Vào ngày 2.5.2015 vừa qua, Vũ Hoàng Giang đã nhận tội tham gia vào âm mưu lừa đảo máy tính. Vũ Hoàng Giang dự kiến sẽ bị kết án vào ngày 21.4.2015 tới”.